Trang phục văn hóa dân tộc của Lê Hoàng Phương nặng 20 kg

Sau hơn nửa tháng tham gia hoạt động bên lề, những phần thi phụ, trải nghiệm văn hóa, ẩm thực vùng miền Việt Nam, trải dài từ Hà Nội, Hạ Long, Đà Nẵng và Huế, hơn 70 thí sinh Miss Grand International bay về TPHCM chuẩn bị cho ba đêm thi quan trọng National Costume (20/10), bán kết (23/10) và chung kết (25/10).

 

Ngày 20/10, một trong những đêm thi quan trọng của cuộc thi Miss Grand International 2023 đã chính thức diễn ra. Sân khấu National Costume đã khiến cả cộng đồng sắc đẹp và khán giả trong nước, quốc tế trầm trồ.

 

Hội tụ tại đêm thi National Costume có sự xuất hiện của dàn người đẹp như Hoa Hậu Thuỳ Tiên, đương kim Isabella Menin, Á Hậu Minh Kiên, Á Hậu Hồng Hạnh, Chủ tịch Miss Grand International - Mr. Nawat, Phó chủ tịch Miss Grand International - Mrs. Teresa, chủ tịch Miss Grand Vietnam - bà Phạm Kim Dung và Tổng đạo diễn Hoàng Nhật Nam.

 



Với sự phối hợp ăn ý và hỗ trợ đầy chuyên nghiệp của phía BTC Việt Nam - công ty Sen Vàng, BTC Miss Grand International đã có một sân khấu hoành tráng và đem lại tiếng vang lớn trong cộng đồng các cuộc thi sắc đẹp quốc tế. Sân khấu và kỹ xảo đêm thi đã trở thành một chủ đề nóng.

 

Trong lần hợp tác này, phía BTC Việt Nam đã chuẩn bị cho tổ chức Miss Grand International 2023 một sân khấu National Costume công phu, lớn nhất tại SVĐ Phú Thọ từ trước đến nay. Với bề ngang dài 37m, bề dài là 40m, đường catwalk của đêm thi như được sinh ra để dành riêng cho những bộ quốc phục được thiết kế với kích thước, trọng lượng vài chục kg  của các thí sinh đem đến chương trình. 

 


Sân khấu đẳng cấp lần này được thi công trong vòng 10 ngày, trong đó có 4 đêm được các bộ phận phụ trách thức trắng để sát sao điều chỉnh và kỹ lưỡng giám sát. Sở dĩ, sân khấu có thời gian hoàn thiện lâu như vậy là để đáp ứng được các đòi hỏi chuyên môn, chuyên nghiệp mà BTC MGI đề ra. 

 

Không những thế, hiệu ứng sân khấu còn được đầu tư với kỹ xảo chuyên nghiệp và tỉ mỉ. Với câu nghệ livestream 4K lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam, từng chi tiết của sân khấu, đường nét rực rỡ của các bộ quốc phục đã khiến khán giả không thể rời mắt! Đặc biệt, trên màn hình LED xuyên suốt chương trình, hình ảnh Cầu Vàng - biểu tượng kiến trúc lừng danh của Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng. 

 


Theo đạo diễn Hoàng Nhật Nam, đây là năm đầu tiên Miss Grand International phát sóng 4K, hình ảnh sắc nét, đẹp trên các nền tảng mạng xã hội.

 

“Để làm được điều này, chúng tôi đã bàn thảo, chuẩn bị trang thiết bị, máy quay hiện đại, và ê-kíp quay lành nghề của Việt Nam kết hợp với ê-kíp đến từ Thái Lan. Hy vọng đó là sự kết hợp mang đến hiệu quả tuyệt vời”, đạo diễn Hoàng Nhật Nam nói.

 


Những bộ quốc phục có mặt tại sân khấu SVĐ Phú Thọ khiến cả khán đài phải choáng ngợp bởi sự đầu tư, đem đến cho khán giả những giây phút tận hưởng nghệ thuật thăng hoa.

 

Có thể bạn muốn xem

Hoà quyện trong âm nhạc và hình ảnh chất lượng, những bộ trang phục lần lượt xuất hiện trong tiếng vỗ tay reo hò của khán giả. Lần lượt các thí sinh sải bước trên sân khấu với trang phục thể hiện lên niềm tự hào dân tộc của họ và trình diễn những điệu múa truyền thống. Tất cả đã tạo nên những dấu ấn rất “Grand"! Trang phục dân tộc của Cambodia, Venezuela, Thái Lan, Myanmar… nặng khoảng 30 kg.

 


Đạo diễn Hoàng Nhật Nam đã có những chia sẻ về sự chuẩn bị cho đêm National Costume. Trong phần thi National Costume của Miss Grand International 2023, đạo diễn Hoàng Nhật Nam xác nhận đỡ vất vả hơn so với VBFF. 

 

“Tôi chỉ chuẩn bị về sân khấu còn về phục trang, tất cả thí sinh đều phải tự chuẩn bị tại quốc gia của mình và mang đến Việt Nam. Những ngày vừa qua với các bạn cũng rất là dài. Trang phục được thí sinh mang từ quốc gia của mình đến Hà Nội, sau đó ê-kíp Việt Nam vận chuyển trang phục bằng xe từ Hà Nội vào TP.HCM, sau đó bảo quản, giữ gìn trang phục cho các bạn. Tất cả các bộ trang phục văn hóa dân tộc của thí sinh được vận chuyển trực tiếp từ Hà Nội vào TPHCM bằng đường bộ thay vì đường hàng không để đảm bảo không bị xô lệch, các cô gái không phải mang theo trong hành trình ở Quảng Ninh, Đà Nẵng và Huế”, anh chia sẻ.

 

Đạo diễn Hoàng Nhật Nam chia sẻ thêm đêm National Costume tại Miss Grand International không giống như phần thi Trang phục văn hóa dân tộc ở Miss Grand Vietnam.



 

Các thí sinh có trang phục tự chuẩn bị hoàn chỉnh. Ngoài ra, chỉ có một phông nền sân khấu chung cho thí sinh để đảm bảo tính công bằng cũng như sự tròn trịa nhất cho phần trình diễn, giống nhau từ màu sắc, ánh sáng cho đến visual.

Các thí sinh sẽ trình diễn theo format quốc tế, theo thứ tự bảng chữ cái để đảm bảo tính công bằng.

 

Xuất hiện cuối cùng trên sân khấu đó chính là “Vũ khúc thiên long" của đại diện Việt Nam Lê Hoàng Phương. Ban tổ chức và nhà thiết kế trăn trở làm sao cho thiết kế rực rỡ hơn, mang tính sân khấu, trình diễn nhiều hơn để tạo ấn tượng trình diễn bắt mắt. Do đó nhà thiết kế đã vẽ, tạo thêm nhiều điểm nhấn khác.



Bộ quốc phục lần này đã được “nâng cấp" với độ sự kỳ công khi có chiều cao lên đến 3.5 m và nặng 20kg. Với biểu tượng cho sức mạnh, quyền uy, niềm tin và ước vọng về sự hưng khởi, thịnh vượng của người dân dành cho đất nước, bộ trang phục dân tộc đầy tự hào của Việt Nam đã khiến khán đài thích thú. Những tiếng hò reo, cỗ vũ vang vọng khắp sân khấu khiến cho đêm nay trở thành một đêm cực kỳ đáng nhớ cho khán giả!